Úc tăng yêu cầu tối thiểu về tài chính với du học sinh
Trở về sau 1 tuần vươn khơi, tàu cá của ông Mẫn bán được gần 50 triệu đồng với hơn 1 tấn cá chuồn. Dành 2 - 3 ngày để bán cá cho thương lái và nghỉ ngơi, tàu cá của ông lại tranh thủ ra khơi thả lưới.Thu đến, sao Việt để tóc đen với mái bay: điểm mấu chốt ở style ăn mặc
Các tác nhân chủ yếu gây cúm là các vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12.2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.Bộ Y tế lưu ý, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, thường xuyên tập trung đông người tại các địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.Để chủ động công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế ngày 8.2 đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống bệnh. Theo đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14.11.2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục - đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có nguy cơ gây biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và nguy cơ cao có biến chứng do bệnh cúm là: trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên; người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch; phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm; những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…Bệnh cúm có thể nặng hơn ở những người có nguy cơ cao nêu trên. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hằng năm, đặc biệt với những người có nguy cơ cao biến chứng khi mắc cúm.(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)
Giáo viên mầm non trổ tài múa rối, vừa đàn vừa hát
Ngày 11.3, một lãnh đạo xã Tam Thái (H.Tương Dương, Nghệ An) xác nhận sự việc trên vừa xảy ra trên địa bàn xã. Theo thông tin ban đầu, tối 10.3, sau khi uống rượu ở nhà người thân, anh L.V.G (31 tuổi, ngụ bản Cánh Tráp, xã Tam Thái) để điện thoại và sạc pin dự phòng trong túi quần rồi đi bộ về nhà. Đến rạng sáng hôm sau, người dân đi làm rẫy phát hiện anh G. đang nằm bất động ven đường, cách nhà khoảng 200 m, trong tình trạng quần bị cháy hết, 2 chân và vùng kín bị bỏng nặng. Kiểm tra hiện trường, người thân phát hiện điện thoại của anh G. để trong túi quần bị cháy hỏng, sạc pin dự phòng không còn. Anh G. sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế H.Tương Dương cấp cứu. Bước đầu, người thân anh G. nghi trên đường đi bộ về nhà, chiếc điện thoại hoặc sạc pin dự phòng để trong túi quần phát nổ khiến anh bị thương và ngất xỉu cho đến khi được phát hiện. Tại Trung tâm Y tế H.Tương Dương, các bác sĩ tiến hành sơ cứu vết thương ban đầu cho nạn nhân. Do vết thương rất nặng nên các bác sĩ đã cho chuyển bệnh nhân đến Bệnh đa khoa tỉnh Nghệ An để cấp cứu và điều trị.
Bệnh viện Triều An - Loan Trâm quy mô 500 giường đạt chuẩn, gồm 15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 6 phòng mổ hiện đại. Bệnh viện được đầu tư khu điều trị cao cấp, cùng trang thiết bị y tế, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, như: chụp MRI 1,5 Tesla, chụp CT SCAN 160 lát cắt, hệ thống máy xét nghiệm tự động Cobas 8000, xét nghiệm sinh học phân tử Cobas Z480, X-quang kỹ thuật số, siêu âm 3D - 4D, nội soi không đau, phẫu thuật nội soi tai mũi họng; phẫu thuật trĩ, u trực tràng, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật nội soi ống cổ tay; phẫu thuật nội soi khớp gối; phẫu thuật thay khớp kỹ thuật sinh không đau, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng…Trên cơ sở hợp tác chuyên môn chặt chẽ với Bệnh viện Triều An TP.HCM - nơi quy tụ nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, Bệnh viện Triều An - Loan Trâm là nơi người dân Vĩnh Long cũng như khu vực ĐBSCL luôn được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đồng thời, được thăm khám, tư vấn và điều trị trực tiếp bởi đội ngũ thầy thuốc chuyên môn cao. Đây cũng là địa chỉ khám sức khỏe nhanh chóng, đáng tin cậy của người dân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Chi phí khám chữa bệnh của bệnh viện phù hợp với mọi người dân. Bảng giá niêm yết công khai. Thời gian khám chữa bệnh từ 6 giờ đến 17 giờ tất cả 7 ngày trong tuần. Bên cạnh đó, bệnh viện tiếp nhận khám bảo hiểm y tế cho người dân trong và ngoài tỉnh (7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ).Vừa qua, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Triều An - Loan Trâm tiếp nhận bệnh nhân T.C.L (45 tuổi, ngụ H.Cái Bè, Tiền Giang) nhập viện trong tình trạng tím tái, co giật toàn thân.Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tổn thương thần kinh trung ương nên chỉ định chụp MRI sọ não. Kết quả cho thấy, nhiều tổn thương đa ổ thùy trán, đỉnh trái dạng áp xe não do ký sinh trùng. Sau khi xác định chẩn đoán, các bác sĩ tiếp tục kiểm soát tình trạng co giật, an thần, dùng thuốc diệt ký sinh trùng đường tĩnh mạch kết hợp với đường uống. Qua 6 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện.BS.CK1 Nguyễn Khắc Phúc, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Triều An - Loan Trâm cho biết, áp xe não là bệnh lý rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Các triệu chứng có thể bao gồm: đau đầu, sốt, co giật, đôi khi có dấu hiệu thần kinh khu trú nên dễ chẩn đoán nhầm với đột quỵ não ở người già.Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên tẩy giun định kỳ. Đây là phương pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý do ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, cần hạn chế thói quen ăn đồ tái, sống; nên ăn chín, uống sôi…
Làm mới phong cách với bộ trang sức 'Sắc màu cá tính'
Đối với những cặp đôi đang phai nhạt có thể giúp họ cảm thấy gần gũi và gắn kết hơn. Sự thân mật sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng hoóc môn tình yêu oxytocin, khiến mọi người cảm thấy gắn bó hơn với vợ hoặc chồng, theo Yahoo News.